Bất đồng với Mỹ và phương Tây Vojislav_Koštunica

Trong việc dẫn độ Milosevic

Kostunica phản đối việc dẫn độ và xét xử người tiền nhiệm Slobodan Milošević, và đã tuyên chống lại Tòa án Den Hag nhiều lần. Sau khi thất bại trong cuộc chơi chính trị, Milosevic bị Mỹ và phương Tây truy bắt gắt gao. Tòa án hình sự quốc tế (ICTY) buộc ông Milosevic tội "thực hiện tội ác chống lại nhân loại - giết người, trục xuất, truy đuổi, vi phạm các luật lệ và quy định chiến tranh". Tháng sáu năm đó, Mỹ còn treo giá 5 triệu USD cho thông tin dẫn tới việc bắt giữ, dẫn độ Milosevic cho tòa án quốc tế. Nhưng Tổng thống Kostunica tuyên bố sẽ không chuyển ông Milosevic cho The Hague.

Ông đã lên án việc NATO ném bom Nam Tư năm 1999 và cho rằng đây là một hành động "vô nghĩa, vô trách nhiệm và là một tội ác tày trời". Kostunica tuyên bố Nam Tư từ chối yêu cầu của các nước phương Tây đưa cựu tổng thống Slobodan Milosevic ra xét xử tại Toà án tội phạm chiến tranh của Liên Hợp Quốc ở La Haye.

Nhưng dưới sức ép của Mỹ và NATO, tháng 2/2001, công tố viện và cảnh sát Belgrade điều tra các cáo buộc ông Milosevic bí mật chuyển tới Thụy Sĩ 173 kg vàng, bán chúng rồi nạp tiền vào tài khoản các công ty ở Thụy Sĩ và Cyprus. Đến cuối tháng 3/2001, Mỹ tăng cường gây sức ép lên Serbia bằng tối hậu thư: nếu Milosevic không bị bắt, Nhà Trắng sẽ đóng băng việc chuyển khoản 50 triệu USD viện trợ cần thiết sống còn cho "nền cộng hòa cách mạng" đang suy yếu sau một thập niên xung đột quân sự và cuộc đánh bom của NATO. Số phận ông Milosevic đã được định đoạt. Sau này với tư cách là thủ lĩnh Đảng Dân chủ Serbia đối lập, ông vẫn luong phê phán Chính phủ Serbia không có một chính sách độc lập mà chỉ ra sức thực hiện hết yêu cầu này tới yêu cầu khác của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ông cũng phê phán Chính phủ không dám đặt vấn đề về tính hợp pháp của Tòa án La Hay.

Chiến dịch bắt giữ ông Milosevic kết thúc vào rạng sáng 1 tháng 4 năm 2001. Cựu tổng thống bị giam tại nhà tù Belgrade theo trát của quan tòa khu vực buộc ông tội lạm quyền và lừa đảo tài chính. Ngay tới lúc đó, ông Kostunica vẫn cam kết là sẽ không giao ông Milosevic cho ICTY "nếu ICTY không ra trát bắt cựu lãnh đạo người Hồi giáo Bosnia là Alia Izetbegovich và người đứng đầu Phong trào giải phóng Kosovo K. Tachi".

Ông Kostunica còn tuyên bố trước vành móng ngựa phải có chỗ cho "một số cựu lãnh đạo NATO", những kẻ đã hạ lệnh ném bom Serbia mùa xuân 1999. Thế nhưng nhà nước mới Serbia cũng không thể hoạt động mà thiếu tiền viện trợ. Tuy vậy, ngày 28 tháng 6 năm 2001 Milosevic bất ngờ bị đưa tới La Haye bất chấp các nỗ lực che chở của Kostunica.[19] Sau đó Milosevic đã bị xử tử.

Mặc dù lên án phương Tây trong việc xét xử Milosevic nhưng Kostunica lại lên tiếng phản đối quyết định tha bổng cựu Thủ tướng Kosovo Ramush Haradinaj của Tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ của LHQ (ICTY). Ông gọi đây là "tội ác mới chống lại đất nước và nhân dân Serbia". Phản ứng dữ dội này được đưa ra sau khi ICTY tuyên bố cựu Thủ tướng Kosovo Haradinaj vô tội.

Trong vấn đề Kosovo

Vấn đề Cosovo là tâm điểm gay gắt trong việc bất đồng quan điểm giữa Kostunica với Mỹ và các nước thân Mỹ, ông đã chỉ trích mạnh mẽ Hoa Kỳ trong từng động thái nhằm thừa nhận nền độc lập của Kosovo.

Chống lại chủ trương của Mỹ

Ông Kostunica và ngoại trưởng Mỹ

Khi Mỹ có những chủ trương ban đầu trong việc ủng hộ độc lập của Kosovo, ông cũng không ngừng chỉ trích Mỹ khi can thiệp vào nội bộ của Serbia đặc biệt là trong vấn đề Kosovo, chỉ trích Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tại vùng Bancăng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.[20] Đặc biệt, ông đã có bài phát biểu đầy mạnh mẽ lên án hành động của Kosovo, thậm chí còn có những lời buộc tội nước Mỹ.[21]

Khi nào chúng tôi còn sống, mảnh đất Kosovo vẫn là của đất nước Serbia. Kosovo thuộc nhân dân Serbia

Phát biểu trước Quốc hội ông nói: ’’bất kỳ sự đơn phương công nhận vị thế độc lập cho Kosovo sẽ là một chính sách vũ lực và bạo lực hợp pháp’’ và ông cũng thề rằng Kosovo sẽ không bao giờ được độc lập.

Ông còn gián tiếp cáo buộc những đối tác liên minh thân phương Tây (đặc biệt là Boris Tadic) đã từ bỏ việc bảo vệ chủ quyền của Serbia đối với Kosovo nhằm lấy lòng phương Tây. Ông đã khảng khái từ chức thủ tướng để thể hiện sự quyết tâm này vì cho rằng, không thể điều hành đất nước cùng với những thành viên thân phương Tây sau khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập.[13]

Khi Kosovo được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn tuyên bố độc lập, ông đã kêu gọi người Serbia ở Kosovo không rời khỏi tỉnh này sau khi người Albania tuyên bố Kosovo độc lập. Ngoài ra ông còn khẳng định chính phủ của ông sẽ không bao giờ công nhận sự ly khai của Kosovo. Ông tuyên bố:

Đây là một quyết định có tính lịch sử bởi nó có nghĩa Serbia bác bỏ sự tồn tại của một nhà nước giả mạo trên vùng lãnh thổ của mình một lần và mãi mãi. Quan điểm cuối cùng của chúng tôi là không thế lực nào trừ Serbia có thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Kosovo. Không có thế lực nào có thể tước đoạt, đe dọa hoặc ép buộc Serbia từ bỏ quyền đó

Ngày 8 tháng 9, Kostunica đã cảnh cáo Mỹ chớ đơn phương công nhận Cosovo và thúc giục Hội đồng bảo an liên Liên hiệp quốc tiến hành các biện pháp chống lại cái mà ông gọi là "các chính sách vũ lực" của Mỹ. Trong tuyên bố phát đi cùng ngày, Thủ tướng Kostuniica cho biết toàn vẹn lãnh thổ nước này "đang bị đe dọa" trước tuyên bố bất hợp pháp của Mỹ rằng sẽ đơn phương công nhận Cosovo độc lập nếu các cuộc đàm phán cuối cùng giữa Pri-xti-na với Bê-ô-grát kết thúc vào cuối năm nay không đạt kết quả. Theo ông, sử dụng chính sách vũ lực, tức là Mỹ đang để ngỏ sự đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia, một đất nước được cộng đồng quốc tế công nhận và là thành viên của Liên hợp quốc. Ông kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đưa ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ chủ quyền của Serbia.[22]

Cần nói thêm rằng, trước đó ông này đã cảnh báo việc Serbia sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với các nước EU và sẽ không gia nhập "ngôi nhà chung" EU nếu khối này ủng hộ Cosovo độc lập và Chính phủ Serbia cũng bác bỏ ý tưởng của EU cử một phái bộ gồm 1.800 cảnh sát, thẩm phán và nhân viên hành chính đến để giám sát Cosovo trong khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn chưa tìm được quy chế cuối cùng cho tỉnh này. Kostunica tiếp tục chỉ trích Mỹ công khai tuyên bố ủng hộ Cosovo tuyên bố độc lập, cho rằng hành động của Mỹ là phá hoại trật tự quốc tế đồng thời khẳng định Serbia chỉ tham gia quá trình hội nhập quốc tế với tư cách một quốc gia toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải một quốc gia bị chia cắt.[2]

Phản ứng dữ dội khi Mỹ công nhận Kosovo độc lập

Tìm sự ủng hộ của Nga trong vấn đề Kosovo

Khi Mỹ công nhận nền độc lập của Kosovo, Kostunica đã tuyên bố triệu hồi Đại sứ Serbia tại Mỹ về nước và cảnh báo đây chỉ là "biện pháp khẩn cấp đầu tiên" của Belgrade để phản đối Washington công nhận Kosovo độc lập khỏi Serbia. Ông Kostunica cũng đe dọa rút các đại sứ khỏi tất cả các nước công nhận việc Kosovo tách khỏi Serbia.[23], ông ta lên án việc này và cho rằng đây là một màn kịch của Mỹ trong việc dựng nên một nhà nước Kosovo độc lập.

Ông khẳng định rằng việc các nước lớn của EU thừa nhận nền độc lập của Kosovo là phi pháp.[24] và đã ủng hộ cho một số cuộc biểu tình chống Mỹ.[25] ông là diễn giả chính của cuộc biểu tình này.[26] Kostunica phát biểu trước đám đông biểu tình rằng:[27]

Liệu có quốc gia nào khác trên thế giới bị yêu cầu phải từ bỏ phần lãnh thổ của mình hay không?

Thái độ quyết tâm chống lại sự độc lập của Kosovo của ông được khẳng định một cách mạnh mẽ và cứng rắn. Ông đã liên kết với Nga để chống lại ảnh hưởng của Mỹ đối với vấn đề Kosovo.[28] Trong cuộc hội đàm với tổng thống Nga Metvedev, ông phát biểu một cách mạnh mẽ:

Tôi xác tín rằng không hề có sự ổn định cả ở vùng này lẫn trên thế giới trước khi việc tuyên bố độc lập của Kosovo ‘được’ xác nhận là vô giá trị. Chúng tôi sẽ cùng chiến đấu cho Kosovo là một quốc gia giả hiệu. Serbia sẽ không hợp tác nữa với những nước nào đã công nhận Kosovo cho tới khi nào việc công nhận này ‘được’ hủy bỏ".

Kostunica nói thêm rằng: "Tôi tin chắc rằng sẽ không có sự ổn định trong khu vực hoặc trên thế giới cho tới khi tuyên bố độc lập của Kosovo bị bãi bỏ". và Serbia sẽ không bình thường hoá quan hệ với những quốc gia công nhận độc lập của Kosovo.

Về mặt nội bộ, quan hệ giữa tổng thống Tadic và ông gần đây đã trở nên căng thẳng. Ông thậm chí đã từ chối bày tỏ ủng hộ Tadic trong cuộc bầu cử. Kostunica cũng nhấn mạnh ông phản đối một phái bộ của EU mà có thể sẽ được điều động sang Kosovo trong vài tháng tới. Ông này nói Serbia không nên gia nhập EU nếu đa số quốc gia trong EU công nhận một Kosovo độc lập. Thái độ của Kostunica đối với EU lạnh nhạt hơn khi so với ông Tadic. BBC nhận định rằng yếu tố Kostunica đã làm cho tình hình chính trị tại Belgrade trở nên căng thẳng.[29] Đã có thời gian, Kostunica đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của Tướng Nebojsa Pavkovic một đồng minh của Tadic.

Tố cáo việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kosovo

Cùng với Nga phản đối Mỹ trong vấn đề Kosovo

Khi Mỹ cung cấp vũ khí cho Kosovo, ông cùng nước Nga đã một lần nữa phản ứng dữ dội, Kostunica đã cực lực lên án động thái trên là "một bước sai lầm mới và nghiêm trọng của Mỹ theo sau việc công nhận bất hợp pháp nền độc lập của Kosovo."[30] Phát biểu với hãng tin ANSA của Ý và hãng tin Tanjug của Serbia, ông cho rằng, quyết định trên là bước đi tồi tệ của Washington DC sau khi công nhận nền độc lập của Cosovo.[31] Trong bài phỏng vấn đăng trên báo "Vecernie Novosti", số ra ngày 21-3, Ông cho rằng:[32]

Đã có quá nhiều vũ khí ở Kosovo và Metohija và, thay vì cung cấp thêm vũ khí cho người Albania, sẽ tốt hơn nhiều nếu Mỹ tôn trọng luật quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Theo ông, lập lại vai trò thống trị của luật pháp quốc tế, chứ không phải đưa thêm vũ khí vào Ban-căng, là cách thức duy nhất có thể bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực vốn đã có nhiều bất ổn này. Ông cũng kêu gọi tiếp tục các cuộc thương lượng về quy chế tương lai cho Cosovo[30]. Trước đó ông đã khởi xướng một chiến dịch chống lại quản trị viên quốc tế ở Bosnia và phản đối Serbia gia nhập Liên minh Châu âu EU vì vấn đề Kosovo. chính vì vậy mà ông đã bị các đối thủ của mình cảnh cáo gay gắt.

Bị phản ứng đáp trả

Các quan chức Bosnia và các cường quốc phương Tây, gồm Mỹ, Anh, Pháp, ĐứcItalia, đã chính thức phản đối việc ông Kostunica gắn số phận của Kosovo với Bosnia. Đồng Tổng thống Zeljko Komsic của người Croats tại Bosnia nói rằng những tuyên bố của ông Kostunica ’’cuối cùng cũng bộc lộ những trò chơi chính trị tối tăm của Belgrade đối với Bosnia’’, ông Komsic còn nói rằng ông Kostunica ’’chớ động tay vào Bosnia nếu không sẽ bị gãy tay và vỡ mũi’’.

Sự cứng rắn của ông Kostunica khiến các bộ trưởng thân EU của Đảng Dân chủ (DS) phong tỏa các quyết định của chính phủ, đẩy ông tới chỗ "xóa bài làm lại" đây cũng là một nguyên nhân khiến ông phải chịu áp lực mà mất chức.[33] Đặc biệt sau vụ biểu tình năm 2008, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack cảnh báo, Mỹ sẽ quy trách nhiệm cá nhân cho Kostunica nếu có những thiệt hại nặng hơn. Phát ngôn viên EU Cristina Gallach gọi tình hình bạo lực này là "hoàn toàn không thể chấp nhận".[27][34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vojislav_Koštunica http://www.dongautaivietnam.com/spip.php?article43 http://www.spiegel.de/international/spiegel/0,1518... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/20... http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.baohoabinh.com.vn/18/13027/Serbia_se_ba... http://www.baoyenbai.com.vn/18/41923/My_cap_vu_khi... http://antg.cand.com.vn/vi-VN/vuan/2007/5/62548.ca... http://antg.cand.com.vn/vi-vn/vuan/2008/6/65804.ca... http://dantri.com.vn/c36/s36-106400/duong-den-toa-... http://dantri.com.vn/the-gioi/10-cuoc-chuyen-giao-...